Cần phát hiện sớm trẻ khiếm thính
Đa phần trẻ khiếm thính được phát hiện muộn
Theo kết quả nghiên cứu sàng lọc thính lực mới nhất của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy, trong số 12.000 trẻ sinh ra/năm thì gần 4% trẻ bị giảm thính lực. Trong đó, không ít trường hợp điếc vĩnh viễn và số còn lại là nghe không rõ âm, tiếng. Các chuyên gia nhi khoa cho rằng, nếu can thiệp sớm trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ như bình thường, thoát khỏi dị tật. Nếu phát hiện muộn, trẻ khiếm thính sẽ bị tàn tật hay điếc vĩnh viễn.
Bà Trần Thị Tín - Phó hiệu trưởng trường Xã Đàn thừa nhận: Phần lớn các bậc cha mẹ phát hiện và đưa con đến trường dành cho trẻ khiếm thính khi đã quá muộn. Chẳng hạn, bé Nguyễn Ngọc Chinh bị khiếm thính 12 năm bố mẹ mới cho vào trường. Do đó, quá trình phục hồi rất khó khăn. Bé đã bị khiếm thính nặng và không thể nói được một từ, chỉ phát ra những âm thanh ú ớ rồi ra hiệu bằng tay. Nhưng cũng may mắn cho bé là em biết đá bóng, biết vẽ... và mơ ước trở thành họa sĩ để có thể "nói" trên trang giấy.
Bé Lan, 5 tuổi, nhỏ nhắn nhất lớp cũng vừa được bố mẹ gửi vào trường nhờ thầy cô ở đây chữa trị. Nhưng thời gian khiếm thính đã kéo dài 5 năm nên cũng khó chữa...
Cần can thiệp sớm để cứu trẻ khiếm thính
Theo bà Tín, ngay từ khi trẻ vài ba tháng tuổi, cha mẹ phải tích cực giao tiếp với trẻ chẳng hạn như hỏi chuyện, làm trò cho bé cười, nựng khi bé khóc hay cáu bẳn... Nếu thấy trẻ không phản ứng lại với các cử chỉ âu yếm, yêu thương là phải nghĩ ngay đến chuyện trẻ có chậm phát triển không, có bất thường hay không và cần cho trẻ đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ Trần Thị Thu Hà - Phó trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: Tập cho trẻ giao tiếp sớm sẽ giảm nguy cơ khiếm thính rất nhiều. Ngay từ khi trẻ 3-6 tháng tuổi, cha mẹ hay ông bà nên tập cho cháu giao tiếp bằng cách kích thích trẻ nhìn. Khi bế ẵm, cha mẹ, ông bà ôm ấp trẻ sát mặt mình và nói chuyện, nựng yêu, thể hiện nét mặt cười, vui, lắc lư trên tay và cho trẻ quan sát. Khi trẻ nhìn mình, ta lại tiếp tục lắc đồng thời nói chuyện và hát cho trẻ nghe. Giai đoạn này cũng cần kích thích trẻ nghe bằng cách mua cho trẻ các đồ chơi có âm thanh như xúc xắc, chút chít, tiếng kêu của con vật...
Giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, cha mẹ nên huấn luyện kỹ năng nghe tích cực cho trẻ hơn. Chẳng hạn, giúp trẻ phân biệt tiếng xúc xắc, tiếng con vật nuôi trong nhà, ô-tô, xe máy và nhạc cụ... Giai đoạn trẻ từ 12-36 tháng tuổi, nếu trẻ phát triển bình thường sẽ phân biệt được rõ tất cả các kỹ năng nghe, nhìn và nói, cười, giận hờn... Nếu giai đoạn này trẻ vẫn còn chậm nói, không giao tiếp thì cha mẹ phải cho đến khám bác sĩ sớm để phát hiện và điều trị kịp thời, cứu trẻ thoát khỏi một khuyết tật đáng tiếc.
Nếu người mẹ trong quá trình mang thai bị chấn thương, động thai, nhiễm độc thai nghén, sốt, rubella, bướu cổ hoặc trong gia đình có người mắc bệnh điếc bẩm sinh thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị giảm thính lực. Ngoài ra, do bị động thai, bà mẹ phải dùng nội tiết tố để an thai thì nguy cơ con bị giảm thính lực gấp 24 lần. Còn nếu dùng kháng sinh khi mang thai thì nguy cơ sẽ là 8 lần
(Theo Nông thôn ngày nay)
hà nội, nguyên nhân, gặp phải, trường hợp, phụ huynh, phát hiện, can thiệp
Bạn đã xem chưa ?
- LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - "TRI ÂN THẦY CÔ" (13/12/2015)
- TẬP HUẤN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC (27/12/2016)
- LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2016 - 2017 (27/05/2017)
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG GỬI THƯ CHÚC MỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018 (08/09/2017)
- KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2015 - 2016 (08/09/2015)
- LỄ KHAI GIẢNG Ở MỘT NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT (08/09/2015)
- Trẻ khiếm thính hòa nhập nhờ SMS (24/06/2014)
- HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2014-2015 (14/10/2014)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015 (29/10/2014)
- Một vài suy nghĩ về các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục của loại hình trường chuyên biệt (24/06/2014)
Tham khảo thêm
- Thi thật:''Sau cơn mưa mới biết nhà dột'' (24/06/2014)
- Quán trà chanh in lặng (24/06/2014)
- Lớp học giao tiếp với người khiếm thính (24/06/2014)
- Cấy ốc tai điện tử: Hy vọng cho những bệnh nhân “vô phương cứu chữa” (24/06/2014)
- Trường học kích thước nhỏ tác động tích cực đến học sinh (05/06/2014)
- Học sinh tựu trường từ 1/8 (05/06/2014)
- Nhà sư hơn 40 tuổi đi thi tốt nghiệp (05/06/2014)
- Khoá học toán tư duy tại Mathnasium (05/06/2014)
- Học sinh tiểu học bắt đầu được giảm tải (04/06/2014)