Trẻ khiếm thính hòa nhập nhờ SMS
Trường Quốc tế trẻ em châu Phi ở SMS đã xóa bỏ rào cản âm thanh khi trẻ em khiếm thính giao tiếp với bạn bè bình thường. “Chỉ cần có ĐTDĐ và được dạy cách sử dụng là đã có thể nâng cao sự tự tin của các em rồi”, Sacha DeVelle, người sáng lập tổ chức Khulekani Trevor Ngcobo, một quản lý chương trình tại Hiệp hội Điếc Quốc gia Nam Phi (SANDA), cho rằng rất nhiều người khiếm thính trên toàn cầu đã chọn SMS là một kênh giao tiếp hữu hiệu. SMS là cách giao tiếp dựa trên chữ viết, dễ sử dụng, rẻ và di động. Chức năng rung của máy ĐTDĐ sẽ báo hiệu cho người dùng biết có tin nhắn đến. Bản thân Ngcobo gửi đi 500 SMS mỗi tháng. Ông dùng SMS cho nhu cầu tình cảm cá nhân và nhu cầu công việc, để giao tiếp với mọi người và để trao đổi thông tin. Nhờ SMS, ông có mạng lưới bạn bè, xã hội rộng lớn hơn và đối thoại bằng SMS với cả những người không hề biết rằng ông bị điếc. Theo Markku Jokinen, Chủ tịch Liên đoàn Khiếm thính thế giới (WFD), “phần lớn các em khiếm thính không có cơ hội đến trường, cũng không học ngôn ngữ ước hiệu” và “chỉ vì cách đào tạo bằng miệng ở các trường học đã khiến những người khiếm thính bị đứng ngoài cuộc”. Dự án ở trường Kabale đặt mục tiêu sẽ tiếp cận đến 50 học sinh vào cuối năm 2010. Ngoài ra, các nhà tổ chức dự kiến sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm trang bị máy tính cho học sinh khiếm thính và dạy các em kỹ năng sử dụng. DeVelle nói đây là dự án đầu tiên kiểu này ở châu Phi và cả trên thế giới. Các em học sinh và bố mẹ rất hào hứng với cách học mới bằng ĐTDĐ. Trong khi đó, các nhà tổ chức cũng nỗ lực vận động các nhà cung cấp dịch vụ di động đưa ra những dịch vụ đặc biệt dành cho người điếc. Đó có thể là những gói cước chỉ có SMS... Ngoài ra, các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối cũng sẽ có rất nhiều kế hoạch để làm, chẳng hạn như sản xuất ra những chiếc máy ĐTDĐ cải tiến hộp thư SMS, cho phép tìm kiếm SMS, có những tính năng đặc biệt dành riêng cho SMS. Tuy nhiên, DeVelle nói giải pháp SMS vẫn có một số khó khăn cần khắc phục. Chẳng hạn, mạng lưới ĐTDĐ đôi khi bị “sập”. Hơn nữa, kỹ năng viết kém của các em cũng khiến chúng ngại nhắn tin, vì thế trường học đang phải nỗ lực tập trung phát triển vốn từ cho các em. Cuối cùng, học sinh phải học các ký hiệu, ngữ pháp khác biệt của lối viết khiếm thính. |
Bạn đã xem chưa ?
- LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2016 - 2017 (27/05/2017)
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG GỬI THƯ CHÚC MỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018 (08/09/2017)
- LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018 (08/09/2017)
- TẬP HUẤN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC (27/12/2016)
- LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - "TRI ÂN THẦY CÔ" (13/12/2015)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015 (29/10/2014)
- LỄ KHAI GIẢNG Ở MỘT NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT (08/09/2015)
- KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2015 - 2016 (08/09/2015)
- HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2014-2015 (14/10/2014)
Tham khảo thêm
- Một vài suy nghĩ về các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục của loại hình trường chuyên biệt (24/06/2014)
- Cần phát hiện sớm trẻ khiếm thính (24/06/2014)
- Thi thật:''Sau cơn mưa mới biết nhà dột'' (24/06/2014)
- Quán trà chanh in lặng (24/06/2014)
- Lớp học giao tiếp với người khiếm thính (24/06/2014)
- Cấy ốc tai điện tử: Hy vọng cho những bệnh nhân “vô phương cứu chữa” (24/06/2014)
- Trường học kích thước nhỏ tác động tích cực đến học sinh (05/06/2014)
- Học sinh tựu trường từ 1/8 (05/06/2014)
- Nhà sư hơn 40 tuổi đi thi tốt nghiệp (05/06/2014)
- Khoá học toán tư duy tại Mathnasium (05/06/2014)