Trường học kích thước nhỏ tác động tích cực đến học sinh
Phòng thí nghiệm giáo dục khu vực Tây Bắc Portland, Oregon vừa công bố đánh giá của Kathleen Cotton gồm 103 nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa kích thước trường đến các khía cạnh khác nhau của hiệu quả giảng dạy từ vấn đề thành tích, thái độ đối với việc học hoặc môn học cụ thể, hành vi xã hội cho đến mức độ tham gia ngoại khóa, mối quan hệ giữa các cá nhân với các học sinh khác và nhân viên nhà trường, sự chuyên cần, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ vào đại học và hoàn tất bậc học, thái độ và hợp tác với giáo viên...
![]() |
Quy mô lớp học nhỏ giúp các bé thân thiện với nhau hơn và giáo viên có đủ thời gian để quan tâm đến năng lực cụ thể của từng em. |
Kết quả cho thấy thành tích học tập trong các trường học kích thước nhỏ (300-400 học sinh) tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với những trường kích thước lớn (vài nghìn học sinh). Thái độ của học sinh đối với việc học nói chung và đối với môn học cụ thể tích cực hơn trong các trường học kích thước nhỏ. Ứng xử xã hội của học sinh được đánh giá thông qua việc trốn học, vấn đề kỷ luật, bạo lực, trộm cắp, lạm dụng thuốc, tham gia băng đảng, trong trường học kích thước nhỏ được đánh giá tích cực hơn.
Ngoài ra, ở trường học quy mô nhỏ, mức độ tham gia ngoại khóa là cao và đa dạng hơn, học sinh cũng hài lòng hơn đối với các hoạt động này. Các em cũng đạt sự chuyên cần cao, tỷ lệ bỏ học thấp, mối quan hệ thầy trò rất tích cực, ít có phân biệt địa vị xã hội, phân biệt giàu nghèo...
![]() |
Thực hành kỹ năng gây quỹ của tổ chức Hội đồng Học sinh TIS. Đây cũng là hoạt động ngoại khóa thiết thực giúp các em có thêm những kỹ năng sống cần thiết. |
Tại Việt Nam, mô hình trường lớp quy mô nhỏ đã bắt đầu được nhiều nhà giáo dục quan tâm và ứng dụng vào thực tế. Đơn cử như Trường phổ thông Quốc tế TIS tại TP HCM đã áp dụng quy mô lớp học nhỏ với lớp ít nhất chỉ khoảng 7 học sinh và nhiều nhất khoảng 20 em.
Tiến sĩ Lê Đức Ánh, hiệu trưởng TIS cho biết không chỉ đơn thuần hiện thực hóa mô hình lớp học quy mô nhỏ mà trường còn phát triển nền tảng giáo dục cá thể hóa. Mỗi cá nhân là một "tiểu vũ trụ" với những đặc điểm tâm sinh lý, năng lực, sở trường khác nhau nên không thể có phương án giáo dục chung cho mọi đối tượng mà mang lại hiệu quả tối ưu cho mỗi cá nhân.
"Đối với mỗi học sinh, nhà giáo dục phải có cách tiếp cận giáo dục khác nhau, từ đó nắm bắt đặc tính và xây dựng phương án giáo dục phù hợp hiệu quả cho từng học sinh. Quy mô lớp học nhỏ là điều kiện đầu tiên để thực hiện giáo dục cá thể hóa", tiến sĩ Ánh nhấn mạnh.
Nhờ sĩ số lớp học ít nên giáo viên tại TIS có thể áp dụng phương pháp dạy học cá thể hóa theo từng học sinh phù hợp với xu hướng, năng lực, hứng thú và triển vọng của mỗi em. Giáo viên phải nắm rõ đặc điểm, tích cách, hành vi và cách ứng xử của từng học sinh, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt thông tin cần thiết, thực hiện môi trường học thân thiện, an toàn, hứng khởi, từ đó học sinh sẽ dễ dàng trao đổi cũng như mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình. Khuyến khích sinh hoạt theo nhóm, khuyến khích sáng tạo,năng động, khơi gợi sự sáng tạo, ươm mầm cho từng cá nhân phát triển.
"Chúng tôi đảm bảo được tỷ lệ 2,5 học sinh trên một giáo viên, nhân viên, thực hiện song song chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình quốc tế. Trường đã xây dựng khu nội trú tiêu chuẩn hơn 1.000m2, khu liên hợp thể thao, hệ thống kiểm nghiệm y khoa, chăm sóc sức khỏe, phòng du học hỗ trợ trực tiếp tại trường... Hiện có hơn 1.000 học sinh TIS tốt nghiệp và du học tại châu Âu, châu Mỹ và Australia", tiến sĩ Ánh chia sẻ.
![]() |
Thay vì chỉ họp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh được trao đổi với tất cả các ban trong trường TIS có tương tác trực tiếp và cả gián tiếp đến con em mình. |
Một vấn đề khác khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi gửi con mình đi học là nạn bạo lực học đường. Tại TIS, vấn nạn này được giải quyết triệt để do giáo viên quan tâm sâu sát không chỉ đến việc học mà còn đến tâm sinh lý của mỗi em,giải quyết các vấn đề ngay từ khi mới phát sinh. Học sinh được học tập trong môi trường thân thiện nên đoàn kết và hòa đồng, biết quan tâm chia sẻ với nhau.
Nhà trường còn xây dựng mối liên hệ trực tiếp với phụ huynh thông qua nhiều kênh như SMS, Internet, điện thoại, thư trực tiếp… Không chỉ giáo viên đứng lớp mà cả các nhân viên hỗ trợ, ban giám hiệu cũng tường tận học lực, tính cách, năng lực, sở thích, đam mê của từng học sinh, tạo được sự an tâm cho phụ huynh an tâm trong một môi trường giáo dục cá thể hóa nhưng được thực hiện một cách đồng nhất mọi lúc, mọi nơi.
kết quả, nghiên cứu, thành tích, học tập, trường học, kích thước, học sinh, tối thiểu
Bạn đã xem chưa ?
- Trẻ khiếm thính hòa nhập nhờ SMS (24/06/2014)
- HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2014-2015 (14/10/2014)
- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015 (29/10/2014)
- LỄ KHAI GIẢNG Ở MỘT NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT (08/09/2015)
- Một vài suy nghĩ về các yếu tố hợp thành quá trình giáo dục của loại hình trường chuyên biệt (24/06/2014)
- Cần phát hiện sớm trẻ khiếm thính (24/06/2014)
- Lớp học giao tiếp với người khiếm thính (24/06/2014)
- Quán trà chanh in lặng (24/06/2014)
- Thi thật:''Sau cơn mưa mới biết nhà dột'' (24/06/2014)
- Cấy ốc tai điện tử: Hy vọng cho những bệnh nhân “vô phương cứu chữa” (24/06/2014)
Tham khảo thêm
- Học sinh tựu trường từ 1/8 (05/06/2014)
- Nhà sư hơn 40 tuổi đi thi tốt nghiệp (05/06/2014)
- Khoá học toán tư duy tại Mathnasium (05/06/2014)
- Học sinh tiểu học bắt đầu được giảm tải (04/06/2014)