Những chuyên gia người Đức đã đến thăm và làm việc tại trường Khiếm Thính Lâm Đồng
Trong khoảng thời gian từ 17.02 đến 14.03.2014, theo sự uỷ nhiệm của tổ chức Schmitz Stiftung của nước Cộng hoà Dân chủ Đức, hai chuyên gia người Đức Ines Wellmeier và Ulrich Hübner, đã đến thăm Trường Khiếm Thính Đà Lạt.
Vào khoảng cùng thời điểm này năm ngoái hai chuyên gia này cũng đã có chuyến làm việc trong bốn tuần tại trường và họ đã tư vấn cho các giáo viên của trường về phương pháp giảng dạy dành cho giáo dục trẻ khiếm thính.
Trong chuyến làm việc năm nay, hai chuyên gia tiến hành cung cấp máy trợ thính mới cho tất cả các em học sinh trong trường, và đặc biệt là mỗi máy trợ thính đều được hiệu chỉnh phù hợp với thính lực của từng em học sinh được nhận máy đó. Trong suốt một năm vừa qua, hai chuyên gia đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm những nhà tài trợ, những người đã giúp đỡ rất nhiều để dự án cho Trường Khiếm thính có thể được thực hiện. Bên cạnh sự ủng hộ của những nhà tài trợ cá nhân đặc biệt phải kể đến một tổ chức của Đức của toà soạn báo Bild với tên gọi“ Một trái cho tất cả trẻ em“, tổ chức này đã đảm nhiệm một phần lớn trong tổng chi phí mua máy trợ thính cho các em học sinh, đồng thời tổ chức Schmitz Stiftung, nơi đảm nhận vai trò điều hành dự án và cùng với tổ chức SES (viết tắt của SeniorExpertenService), nơi chịu trách nhiệm thanh toán chi phí hai chuyến bay cho hai chuyên gia từ Đức đến Việt Nam và ngược lại. Nhờ vào sự tài trợ của các nhà mạnh thường quân đã tạo điều kiện cho việc mua máy trợ thính và hiệu chỉnh máy trợ thính phù hợp cho các em học sinh.
Ông/bà Ines Wellmeier và Ulrich Hübner đến thăm và làm việc tại trường Khiếm Thính Lâm Đồng
Trong chuyến làm việc năm nay, hai chuyên gia tiến hành cung cấp máy trợ thính mới cho tất cả các em học sinh trong trường, và đặc biệt là mỗi máy trợ thính đều được hiệu chỉnh phù hợp với thính lực của từng em học sinh được nhận máy đó. Trong suốt một năm vừa qua, hai chuyên gia đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm những nhà tài trợ, những người đã giúp đỡ rất nhiều để dự án cho Trường Khiếm thính có thể được thực hiện. Bên cạnh sự ủng hộ của những nhà tài trợ cá nhân đặc biệt phải kể đến một tổ chức của Đức của toà soạn báo Bild với tên gọi“ Một trái cho tất cả trẻ em“, tổ chức này đã đảm nhiệm một phần lớn trong tổng chi phí mua máy trợ thính cho các em học sinh, đồng thời tổ chức Schmitz Stiftung, nơi đảm nhận vai trò điều hành dự án và cùng với tổ chức SES (viết tắt của SeniorExpertenService), nơi chịu trách nhiệm thanh toán chi phí hai chuyến bay cho hai chuyên gia từ Đức đến Việt Nam và ngược lại. Nhờ vào sự tài trợ của các nhà mạnh thường quân đã tạo điều kiện cho việc mua máy trợ thính và hiệu chỉnh máy trợ thính phù hợp cho các em học sinh.
Ngoài ra, cùng với sự đóng góp rất lớn của các công ty như Phonak, D-Fellbach, công ty điện tử Westra, D-Binswangen đã tạo điều kiện cho hai chuyên gia có thể mua được các máy trợ thính với giá hữu nghị. Công ty Westra đã đóng góp toàn bộ thiết bị cần thiết cho việc hiệu chỉnh máy trợ thính cùng với thiết bị điều chỉnh vùng thính lực - tên gọi WHF - với giá thấp hơn so với giá thực của sản phẩm, đồng thời công ty còn đào tạo miễn phí cho hai chuyên gia các kỹ thuật về hiệu chỉnh máy trợ thính, để hai chuyên gia có thể hướng dẫn cho các giáo viên của trường hiệu chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với từng em học sinh nhằm hướng đến hiệu quả sử dụng lâu dài. Vì thế chúng tôi có thể tự hào khẳng định rằng, nhờ sự tài trợ của các nhà mạnh thường quân Trường Khiếm thính Đà Lạt là trường duy nhất trong số những Trường khiếm thính ở Việt Nam có khả năng hiệu chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với thính lực của từng em học sinh và các em học sinh có quyền sở hữu máy trợ thính này ngay cả khi hoàn tất những năm học của mình và rời trường để trở về với gia đình của mình.
Tất cả các em học sinh được nhận máy trợ thính cho đến giai đoạn này, đều cảm thấy rất tự hào và hài lòng với máy trợ thính của mình, các em phấn khởi khi cảm nhận được âm thanh tốt hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy trợ thính phù hợp với thính lực của các em.
Bên cạnh đó, hai chuyên gia cũng hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên của trường về phương thức tiến hành kiểm tra trí thông minh đối với trẻ khiếm thính để giúp giáo viên có thể chẩn đoán và phân loại nhóm học sinh tốt hơn. Ngoài ra thì hai chuyên gia cũng huấn luyện cho đội ngũ giáo viên về cách giúp trẻ luyện pháp âm cá nhân thông qua hệ thống PMS.
Trong suốt chuyến công tác, cả hai chuyên gia đều cảm thấy rất thoải mái và gần gũi trong môi trường làm việc với những đồng nghiệp thân thiện và nhiệt tình của nhà trường. Đấy cũng là nhờ sự hoà đồng và hiếu khách của cô Nhàn, cô hiệu trưởng của trường, người vẫn luôn cố gắng tạo điều kiện để hai chuyên gia luôn có điều kiện làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất trong khả năng có thể.
Cả hai chuyên gia đều rất phấn khởi mong chờ chuyến công tác tại Trường Khiếm thính Đà Lạt vào năm sau, với mong muốn giúp cải thiện môi trường làm việc của trường về nhiều mặt và đồng thời truyền đạt kiến thức cho đội ngũ giáo viên của trường nhằm giúp nhà trường đạt hiệu quả cao hơn trong việc đào tạo trẻ khiếm thính.
Bên cạnh đó, hai chuyên gia cũng hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên của trường về phương thức tiến hành kiểm tra trí thông minh đối với trẻ khiếm thính để giúp giáo viên có thể chẩn đoán và phân loại nhóm học sinh tốt hơn. Ngoài ra thì hai chuyên gia cũng huấn luyện cho đội ngũ giáo viên về cách giúp trẻ luyện pháp âm cá nhân thông qua hệ thống PMS.
Trong suốt chuyến công tác, cả hai chuyên gia đều cảm thấy rất thoải mái và gần gũi trong môi trường làm việc với những đồng nghiệp thân thiện và nhiệt tình của nhà trường. Đấy cũng là nhờ sự hoà đồng và hiếu khách của cô Nhàn, cô hiệu trưởng của trường, người vẫn luôn cố gắng tạo điều kiện để hai chuyên gia luôn có điều kiện làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất trong khả năng có thể.
Cả hai chuyên gia đều rất phấn khởi mong chờ chuyến công tác tại Trường Khiếm thính Đà Lạt vào năm sau, với mong muốn giúp cải thiện môi trường làm việc của trường về nhiều mặt và đồng thời truyền đạt kiến thức cho đội ngũ giáo viên của trường nhằm giúp nhà trường đạt hiệu quả cao hơn trong việc đào tạo trẻ khiếm thính.
Từ khóa:
Bạn đã xem chưa ?
- CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (27/03/2015)
- PHÁT BIỂU CỦA BÀ NGUYỄN THỊ NHÀN – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG KHIẾM THÍNH LÂM ĐỒNG TRONG LỄ TIẾP NHẬN TRANG THIẾT BỊ TỪ QUỸ SCHMITZ STIFTUNGEN (27/03/2015)
- HỘI THI "ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM" CỦA GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2014 – 2015 (04/05/2015)
- HỘI NGHỊ HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 11 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 37-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (15/08/2015)
- LỄ SƠ KẾT HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2104 - 2015 (19/02/2015)
- DIỄN VĂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 (26/11/2014)
- KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2014 - 2015 (10/09/2014)
- HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2014-2015 (14/10/2014)
- LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - "TRI ÂN THẦY CÔ" (25/11/2014)
- LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN (03/09/2014)
Tham khảo thêm
- Cô Nguyễn Xuân Hương suy nghĩ về Trường về các em Khiếm Thính sau 30 năm đổi thay (24/06/2014)
- Trường khiếm thính Lâm Đồng 30 năm hình thành và phát triển (24/06/2014)
- Khai giảng năm học 2013 - 2014 (24/06/2014)
- Chương trình tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương tại trường Khiếm Thính Lâm Đồng (24/06/2014)
- Một số hình ảnh về hội thảo trao đổi kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam - Hàn Quốc 2012 (24/06/2014)
- Uống nước nhớ nguồn (24/06/2014)
- Trung thu về với các em trường Khiếm Thính (24/06/2014)
- Không khí quốc tổ Hùng Vương (24/06/2014)
- Những hình ảnh lễ khai giảng năm học 2011 - 2012 (24/06/2014)
- Chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập trường khiếm thính lâm đồng (04/06/2014)